Top 15 trò chơi team building trong nhà thú vị và mới lạ
Những hoạt động team building trong nhà không chỉ mang đến được niềm vui mà còn rất có ích, hỗ trợ mọi người củng cố được mối quan hệ, khuyến khích tinh thần làm việc nhóm và phát triển thêm được một vài kỹ năng mềm ở trong nhóm.
Với sự thuận tiện không bị phụ thuộc vào trong thời tiết, thích hợp để tổ chức ở trong mọi không gian, những hoạt động này đang dần trở thành các trò chơi được các doanh nghiệp, công ty sử dụng. Tham khảo ngay các trò chơi team building trong nhà thú vị cùng Bò Cạp Vàng nhé.
Trò chơi team building trong nhà là gì?
Team building trong nhà là một sự kết hợp của những hoạt động tập thể được tổ chức ở trong không gian hạn chế như văn phòng hoặc phòng họp. Các trò chơi này không chỉ hỗ trợ những thành viên học được cách làm việc nhóm được hiệu quả hơn, rèn luyện thêm về khả năng quản lý công việc cùng với nhiều kỹ năng sống hữu ích khách thông qua mỗi thử thách.
- Trò chơi team building trong nhà là gì? (Ảnh nguồn Internet)
Những lưu ý khi tham gia trò chơi team building trong nhà
Khi tham gia những hoạt động team building trong nhà, để hoạt động diễn ra thành công thì bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Đầu tiên, việc lập kế hoạch chi tiết là điều rất quan trọng để mọi người có được cái nhìn tổng quan và hiểu rõ được nhiệm vụ cần phải thực hiện. Đặc biệt, cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và trang thiết bị trước khi bắt đầu.
- Thứ hai, việc lựa chọn không gian phù hợp cũng rất quan trọng. Cân nhắc số lượng người tham gia và ngân sách để lựa chọn địa điểm phù hợp nhất, từ văn phòng công ty đến các khu vực ngoài trời gần nơi làm việc.
- Thứ ba, cần chuẩn bị sẵn danh sách dụng cụ cần thiết và lựa chọn người dẫn chương trình (MC) phù hợp. MC không chỉ đơn giản là người dẫn chương trình mà còn là người mang đến không khí vui vẻ, năng động, hỗ trợ hoạt động diễn ra suôn sẻ.
- Việc kết hợp âm nhạc vào các trò chơi có thể tạo sự hưng phấn và nâng cao sự tham gia của mọi người. Đồng thời, việc đưa ra luật chơi rõ ràng cũng như phần thưởng và hình phạt sẽ giúp duy trì môi trường chơi lành mạnh và công bằng.
- Những lưu ý khi tham gia trò chơi team building trong nhà (Ảnh nguồn Internet)
Những điều này sẽ góp phần tăng cường sự gắn kết và nâng cao tinh thần làm việc nhóm trong công ty.
Xem thêm: Tổng hợp 15+ trò chơi team building học sinh trí tuệ, vui nhộn
Gợi ý 15 trò chơi team building trong nhà hấp dẫn
Ở phần tiếp theo, Bò Cạp Vàng sẽ chia sẻ đến bạn 15 trò chơi team building trong nhà vô cùng hấp dẫn mà công ty, doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn tham gia:
Trò chơi thổi bay cái lạnh
Trò chơi thổi bay cái lạnh là một hoạt động team building thú vị và đơn giản, phù hợp cho mọi lứa tuổi và số lượng người chơi. Trò chơi này giúp rèn luyện tinh thần đồng đội, khả năng phối hợp và tạo bầu không khí vui vẻ, sôi nổi.
Số lượng: Từ 6 người trở lên.
Dụng cụ: Dụng cụ bịt mắt, đá viên
Cách chơi:
Chia đội thành 2 hoặc 3 nhóm. Mỗi đội sẽ lựa chọn một người chơi đầu tiên để tham gia vào trò chơi. Người chơi được bịt mắt và khi lệnh khởi động được đưa ra, họ sẽ bắt đầu thổi vào viên đá cho đến khi nó tan chảy hoàn toàn.
Sau khi viên đá tan chảy, người chơi tiếp theo của đội sẽ thay thế và tiếp tục thổi đá. Quá trình này lặp lại cho đến khi tất cả các viên đá của đội tan chảy hết. Đội nào thổi tan đá nhanh nhất và làm tan được nhiều viên đá hơn sẽ chiến thắng trong trò chơi này.
- Trò chơi thổi bay cái lạnh (Ảnh nguồn Internet)
Trò chơi cặp đôi hoàn hảo
Trong những trò chơi team building trong nhà “Cặp đôi hoàn hảo” là một trong những trò chơi vui nhộn và hữu ích mà bạn không nên bỏ qua. Trò chơi này hỗ trợ mọi người trong team rèn luyện được sự nhanh nhạy, sáng tạo, linh hoạt của mỗi thành viên tham gia.
Số lượng: Không giới hạn thành viên tham gia.
Dụng cụ cần chuẩn bị: Thùng bốc thăm, những mẫu giấy bốc thăm đánh dấu từ 1 đến 10 (tùy chọn), và những bộ đề ứng với mỗi lá thăm. Những chủ đề ở trong những bộ đề có thể là tục ngữ, ca dao, hành động, con vật hoặc nghề nghiệp.
Cách chơi:
Để bắt đầu trò chơi, những thành viên sẽ được chia thành nhiều đội với số lượng người bằng nhau. Sau đó, từng đội sẽ cử một đại diện lên để thực hiện bốc thăm. Kết quả từ lá thăm sẽ xác định bộ đề mà đội đó cần diễn tả bằng ngôn ngữ cơ thể.
Một thành viên được chọn sẽ phải sử dụng ngôn ngữ cơ thể để truyền tải nội dung của bộ đề mà không được phép nói hoặc viết. Các thành viên còn lại của đội sẽ cố gắng suy nghĩ và đoán nội dung mà đồng đội của họ đang cố gắng truyền tải.
Đội nào đoán đúng nội dung của bộ đề nhanh nhất và đoán đúng nhiều lần nhất sẽ giành chiến thắng trong trò chơi này.
- Trò chơi cặp đôi hoàn hảo (Ảnh nguồn Internet)
Bịt mắt đoán đồ vật
Trò chơi bịt mắt đoán đồ vật khá thú vị khi người chơi sẽ không biết đồ vật mình chuẩn bị đoán là gì, kích thích được trí tưởng tượng, tò mò về đồ vật đó. Trò chơi bịt mắt đoán tên đồ vật sẽ gặp hạn chế về người chơi, vì quá đông người chơi sẽ khiến thời gian chờ đợi kéo dài.
Số lượng: Từ 4 – 8 người/đội
Đạo cụ: Một hộp xốp, đồ bịt mắt, các đồ vật đặt trong thùng,…
Cách chơi:
Để chuẩn bị cho trò chơi này, ta sẽ chia thành hai đội chơi, mỗi đội có từ 4 đến 8 người. Mỗi đội sẽ đưa ra một người chơi lên trước và bịt mắt. Người chơi bị bịt mắt sẽ đưa tay vào hộp xốp và cảm nhận một đồ vật bất kỳ trong đó.
Sau đó, người chơi sẽ mô tả những gì mình cảm nhận được về đồ vật đó cho các đồng đội nghe, nhưng không được phép nói tên đồ vật. Các thành viên trong đội sẽ dựa vào mô tả của người chơi bịt mắt để đoán tên đồ vật.
Nếu đoán đúng tên đồ vật, đội sẽ được 1 điểm. Sau đó, người chơi tiếp theo trong đội sẽ thay thế người chơi trước và tiếp tục vòng chơi. Quá trình này lặp lại cho đến khi tất cả các đồ vật trong hộp đã được đoán hết. Đội nào có số điểm cao nhất sau khi chơi hết các đồ vật sẽ là đội chiến thắng.
- Bịt mắt đoán đồ vật (Ảnh nguồn Internet)
Khắc nhập – khắc xuất
Khắc nhập – khắc xuất là một trò chơi team building trong nhà vui nhộn và thú vị. Trò chơi này hỗ trợ các thành viên tham gia luyện được khả năng phản xạ nhanh nhạy. Trò chơi này cụ thể như sau:
Số lượng: Từ 20 người trở lên.
Dụng cụ cần chuẩn bị: Loa
Cách chơi:
Tất cả các thành viên sẽ đứng thành một vòng tròn xung quanh của người quản trò. Khi có hiệu lệnh từ người quản trò, tất cả mọi người sẽ bắt đầu di chuyển theo vòng tròn chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ, như quản trò quy định.
Nếu quản trò hô bất chợt từ 1 đến 5 thì mọi người phải nhanh chóng bắt nhóm với nhau dựa theo những con số mà các quản trò vừa hô. Ví dụ: Người quản trò hô “3”, các thành viên phải nhanh chóng tìm kiếm và xếp thành nhóm 3 người.
Những người chơi không tìm được nhóm hoặc xếp nhóm không đúng số lượng sẽ bị loại khỏi trò chơi. Trò chơi sẽ được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến lúc chỉ còn 2 người cuối cùng.
- Khắc nhập – khắc xuất (Ảnh nguồn Internet)
Trò chơi nhanh chân tranh ghế
Nhanh chân tranh ghế là trò chơi team building trong nhà cực hấp dẫn và hào hứng. Trò chơi này không chỉ hỗ trợ những người chơi tăng thêm được sự tập trung mà còn rèn luyện thêm khả năng quan sát và sự nhanh nhạy. Cụ thể những trò chơi như sau:
Số lượng: Từ 8 đến 15 người.
Dụng cụ: Số lượng ghế bằng với tổng số người chơi trừ đi 2.
Cách chơi:
Những chiếc ghế sẽ được xếp ở chính giữa phòng. Khi nhạc được bật lên, những người chơi sẽ bắt đầu di chuyển xung quanh của những chiếc ghế. Khi nhạc dừng lại, từng người phải nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình sẽ bị loại khỏi trò chơi.
Sau mỗi vòng chơi, người điều khiển trò chơi sẽ loại bỏ đi một chiếc ghế. Trò chơi tiếp tục diễn ra cho đến khi chỉ còn lại một người chơi duy nhất. Người chơi này sẽ là người chiến thắng của trò chơi.
- Trò chơi nhanh chân tranh ghế (Ảnh nguồn Internet)
Họa sĩ tài ba
Họa sĩ tài ba với cách chơi đơn giản nhưng đầy thử thách, khiến mỗi người chơi phải thể hiện khả năng diễn đạt và khả năng nghệ thuật của mình trong một không gian sáng tạo và thú vị.
Số lượng: Mỗi đội từ 8 đến 12 người.
Dụng cụ cần thiết: Giấy A4, bút lông cho từng thành viên.
Cách chơi:
Những đội xếp thành từng hàng dọc, người đứng ở phía sau sẽ đặt tờ giấy lên chân của người ở phía trước. Người cuối cùng ở trong hàng nhận sẽ nhận đề từ ban tổ chức, rồi tiến hành vẽ lại bức tranh đã được ban tổ chức đưa ra. Lưu ý, người vẽ phải đặt giấy lên chân của người trước đủ chặt để người kia có thể cảm nhận được bức tranh và đoán được hình ảnh.
Việc này sẽ được tiếp tục diễn ra cho đến khi người đứng đầu ở trong hàng nhận được thông tin và vẽ lại bức tranh dựa vào cảm nhận của bản thân. Sau khoảng 5 phút, người điều hành sẽ tiến hành kiểm tra kết quả. Đội nào vẽ được bức tranh giống nhất với mẫu sẽ chiến thắng trong trò chơi này.
- Họa sĩ tài ba (Ảnh nguồn Internet)
Trò chơi kẹp bóng
Trò chơi kẹp bóng không chỉ là trò chơi team building hết sức hấp dẫn mà còn là cách hoàn hảo để những thành viên rèn luyện được sự khéo léo cùng với khả năng làm việc nhóm. Ở trong trò chơi này, không chỉ dễ hơi mà còn đem đến hiệu ứng với giá trị cao, thích hợp cho mọi người tham gia.
Lưu ý khi tổ chức: Quản trò cần chuẩn bị một không gian rộng rãi để đảm bảo an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho các đội chơi.
Dụng cụ: Bong bóng.
Cách chơi:
Để chơi trò này, ta sẽ chia người chơi thành các đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội sẽ xếp thành một hàng dọc và đứng cách nhau một khoảng nhất định.
Các đội bóng sẽ xếp thành từng hàng và khi đã nhận được tín hiệu khởi động, những thành viên sẽ bắt đầu di chuyển từ vạch xuất phát, kẹp quả bóng giữa 2 chân và cố gắng đưa bóng về đích. Khi đến điểm đích, người chơi sẽ đặt bóng xuống và quay lại để nhường chỗ cho thành viên tiếp theo của đội.
Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả các thành viên trong đội đã di chuyển và đặt bóng về đích. Kết thúc, đội có số lượng bóng nhiều hơn khi hết thời gian sẽ trở thành người chiến thắng.
- Trò chơi kẹp bóng (Ảnh nguồn Internet)
Keo sơn một nhà
Số lượng người chơi: Không giới hạn người chơi.
Dụng cụ: Không cần dụng cụ.
Cách chơi:
Trong lượt chơi đầu tiên, Đội A sẽ làm đội tạo hình. Đội này sẽ có 1 phút để thảo luận và lựa chọn tạo thành một hình khối bằng cách sắp xếp các thành viên trong đội, có thể đứng, ngồi hoặc nằm.
Sau khi hết thời gian, Đội B sẽ làm đội phá hình. Đội B có 2 phút để dùng các kỹ thuật như di chuyển, xoay người để phá vỡ hình khối mà Đội A đã tạo. Nếu đội B phá hủy thành công hình khối trong thời gian quy định, họ được 1 điểm. Sau khi lượt chơi đầu tiên kết thúc, 2 đội sẽ đổi vai trò cho nhau.
Đội B sẽ làm đội tạo hình trong lượt chơi thứ hai, và Đội A làm đội phá hình, tuân theo cùng quy trình như lượt chơi trước. Các lượt chơi tiếp theo diễn ra lần lượt đến khi đủ số lượt quy định (thường là 3-5 lượt). Đội nào có nhiều điểm hơn sau các lượt chơi sẽ chiến thắng trò chơi này.
- Keo sơn một nhà (Ảnh nguồn Internet)
Trò chơi “Tôi bảo, Tôi bảo”
“Tôi bảo, Tôi bảo” là một trò chơi team building ở trong nhà cực kỳ thú vị và lôi cuốn. Trò chơi này khuyến khích được sự tương tác cùng với sự nhanh nhạy của người chơi, đem đến niềm vui cùng với thử thách cho toàn bộ những ai tham gia.
Số lượng người chơi: Không giới hạn.
Dụng cụ: không cần dụng cụ.
Cách chơi:
Khi nghe quản trò hô lên “Tôi bảo, tôi bảo!” ngay lập tức, mọi người ở trong phòng tham gia trò chơi liền đáp lời: “Bảo gì, bảo gì?” để biết được yêu cầu của quản trò. Mọi người cần phải lắng nghe và làm theo yêu cầu của những người quản trò.
Ví dụ, quản trò nói: “ Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”. Lập tức, người sẽ sẽ vỗ tay 2 lần, cả phòng tràn đầy tiếng vỗ tay.
- Trò chơi “Tôi bảo, Tôi bảo” (Ảnh nguồn Internet)
Trò chơi ném bóng vào ly
Ném bóng vào ly là trò chơi team building trong nhà cực kỳ kịch tính, thú vị, hào hứng, hỗ trợ cải thiện được sự tinh mắt của những người chơi. Cách tổ chức trò chơi như sau:
Số lượng người chơi: Từng đội sẽ có khoảng 5-7 người.
Dụng cụ: Từng đội sẽ cần chuẩn bị khoảng 9 ly nước và càng nhiều bóng bàn càng tốt.
Cách chơi:
Đầu tiên, từng thành viên ở trong đội sẽ đổi nước gần đầy 9 ly, sau đó sắp xếp chúng thành hình vuông 3×3. Từng đội sẽ nhận được khoảng 9 quả bóng bàn. Những thành viên ở trong đội sẽ lần lượt nhắm và ném bóng sao cho bóng nảy lên từ mặt sàn hoặc mặt bàn và rơi vào ly nước.
Lưu ý quan trọng là bóng phải nảy lên ít nhất 1 lần trước khi rơi vào ly. Bóng rơi trực tiếp vào ly mà không nảy sẽ không được tính điểm. Trò chơi kết thúc sau khi tất cả các thành viên trong đội đã ném hết bóng. Đội nào có nhiều bóng trong ly nước hơn sẽ giành chiến thắng.
- Trò chơi ném bóng vào ly (Ảnh nguồn Internet)
Trò chơi trồng sen
Trồng sẽ là một trò chơi team building trong nhà vô cùng đơn giản nhưng rất vui nhộn, không chỉ đem đến được niềm vui cho người chơi mà còn hỗ trợ cải thiện được phản xạ của họ.
Số lượng người tham gia: Không giới hạn.
Dụng cụ: Không cần dụng cụ.
Cách chơi:
Đầu tiên, các thành viên cần phải luyện tập động tác tay theo hướng dẫn của quản trò như sau:
- Nụ sen: Úp hai lòng bàn tay vào nhau.
- Hoa sen: Xòe hai lòng bàn tay ra cong cong.
- Lá sen: Xòe hai bàn tay thẳng ra.
- Củ sen: Úp hai bàn tay theo hình vòm.
Sau khi những người chơi đã quen thuộc với những động tác, quản trò sẽ đưa ra yêu cầu: Hãy làm theo lời tôi nói, chứ đừng làm theo tay tôi”. Trò chơi này được bắt đầu một cách ngẫu nhiên khi quản trò hô: “Nụ sen”, “hoa sen”, “lá sen”, “củ sen”, người chơi phải nhìn theo lệnh và thực hiện động tác đúng, trái ngược với động tác của quản trò.
Lưu ý, người chơi thực hiện sai động tác sẽ bị phạt. Quản trò có thể sáng tạo thêm nhiều động tác khác để tăng độ khó cho trò chơi. Trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả người chơi đều bị phạt hoặc sau một khoảng thời gian nhất định. Đội có ít người bị phạt nhất sẽ chiến thắng.
- Trò chơi trồng sen (Ảnh nguồn Internet)
Trò chơi bà bảy, bà ba
Trò chơi Bà Bảy, Bà Ba là một trò chơi dân gian phổ biến, được ưa thích và mang tính giải trí cao. Trò chơi này không chỉ giúp củng cố kỹ năng tập trung cao độ mà còn rèn luyện sự linh hoạt của những người tham gia.
Số lượng: Không giới hạn người tham gia, chia ra 2 đội.
Dụng cụ: Không cần dụng cụ.
Cách chơi:
Trò chơi Bà bảy, bà ba chia số lượng người chơi thành hai đội có số lượng bằng nhau, một đội là Bà Ba và đội còn lại là Bà Bảy. Quản trò sẽ chỉ định đội nào sẽ bắt đầu trước. Đại diện của đội chơi trước phải nói một câu bắt đầu bằng chữ B, kết thúc bằng tên của đội kia, và liên quan đến hành động, cảm xúc hoặc trạng thái nào đó.
Ví dụ: “Bà Ba buồn Bà Bảy”, “Bà Bảy bắn Bà Ba”, và tiếp tục như vậy.
Đại diện của đội chơi sau phải nhanh chóng đưa ra một câu trả lời tuân theo các quy tắc đã đề ra. Nếu không thể đưa ra câu trả lời trong vòng 5 giây hoặc câu trả lời không hợp lệ, đội đó sẽ thua và đội kia sẽ tiếp tục chơi. Trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi một đội thua hoặc khi tất cả các thành viên trong một đội đã tham gia chơi. Đội nào có nhiều thành viên tham gia chơi hơn sẽ chiến thắng.
Xem thêm: Trò chơi team building không cần đạo cụ mà bạn nên tham khảo
Trò chơi bịt mắt ăn sữa chua
Mặc dù, trò chơi này có ưu điểm là mang lại tính giải trí nhưng vẫn có hạn chế về không gian tổ chức. Do đó, rất nhiều người tham gia, trò chơi cần có một không gian rộng rãi, không vướng bận những đồ đạc như ghế, bàn, tủ,…
Số lượng: Nhiều nhóm, từng nhóm từ 5 đến 7 người.
Dụng cụ: Sữa chua hộp.
Cách chơi:
Người quản trò sẽ chia từng đội với số lượng thành viên thích hợp. Người nào ăn sữa chua sẽ bị bịt mắt và đứng ở phía sau của đồng đội. Khi bạn nghe được câu lệnh “bắt đầu”, từng thành viên ở trong đội sẽ đút sữa chua cho đồng đội.
Đội nào đút sữa chua nhanh nhất và ăn xong hộp sữa chua trước sẽ thông báo với quản trò để được công nhận chiến thắng.
- Trò chơi bịt mắt ăn sữa chua (Ảnh nguồn Internet)
Trò chơi đua thảm tiếp sức
Trò chơi team building trong nhà đua thảm tiếp xúc rất hấp dẫn, thích hợp với từng độ tuổi và hỗ trợ tăng được sự gắn kết giữa những thành viên ở trong đội. Trò chơi này cũng là một cách hiệu quả hỗ trợ giải tỏa được áp lực cho các thành viên trong công ty rất tốt.
Số lượng: Chia thành nhiều đội, từng đội sẽ có từ 5 đến 8 thành viên.
Dụng cụ: Một tấm thảm nhỏ cho mỗi đội.
Cách chơi:
Thành viên của mỗi đội sẽ nghe hiệu lệnh và bắt đầu di chuyển từ vị trí xuất phát đến vị trí của thành viên thứ hai trên đường đua. Kế tiếp, thành viên thứ 2 sẽ tiếp tục di chuyển cùng với quá trình tiếp tục cho đến khi thành viên cuối cùng của đội hoàn thành đường đua đến đích.
Từng thành viên sẽ di chuyển thật nhanh để đội hoàn thành được đường đua một cách chuẩn xác nhất. Đội nào hoàn thành đường đua nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng trong trò chơi này.
- Trò chơi đua thảm tiếp sức (Ảnh nguồn Internet)
Trò chơi thần giao cách cảm
Trò chơi thần giao cách cảm là trò chơi giúp tương tác phong cách và kích thích được trí tưởng tượng, một trong các hoạt động giải trí đơn giản nhưng đem đến được nhiều niềm vui khi đã được tổ chức ở trong không gian nội bộ của công ty. Trò chơi này thúc đẩy hoạt động EQ của não bộ, và dễ dàng tham gia bởi toàn bộ nhân viên.
Số lượng: Từ 4 đến 8 người mỗi đội.
Đạo cụ: Hình ảnh
Cách chơi:
Trong trò chơi này, từng đội sẽ có một người miêu tả hình ảnh mà họ nhìn thấy bằng cử chỉ, trong khi những thành viên còn lại phải dự đoán đúng nội dung ở trong bức ảnh mà không được phép nói ra. Đội nào đoán đúng hình ảnh trong thời gian ngắn nhất sẽ được 1 điểm.
Sau khi hết thời gian, đội khác sẽ tiếp tục lượt chơi với người miêu tả mới từ đội đó. Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả các hình ảnh được ban tổ chức đưa ra đã hết. Đội có số điểm cao nhất sau khi kết thúc trò chơi sẽ chiến thắng.
- Trò chơi thần giao cách cảm (Ảnh nguồn Internet)
Ưu điểm và nhược điểm khi chơi trò chơi team building trong nhà
Để giảm bớt được căng thẳng cũng như củng cố được sự đoàn kết, những công ty sẽ thường xuyên tổ chức những hoạt động team building ở trong nhà. Nhưng như mọi thứ khác, tổ chức trò chơi tập thể ở trong nhà cũng mang đồng thời các lợi ích và hạn chế:
Ưu điểm của trò chơi team building trong nhà
Tổ chức những trò chơi team building trong nhà đem đến rất nhiều lợi ích đáng kể như sau:
- Tiết kiệm được thời gian di chuyển: Thay vì phải mất thời gian để di chuyển để đến một địa điểm nào đó thì bạn có thể tổ chức ngay trong phòng trống của công ty để giúp tiết kiệm được thời gian.
- Giảm thiểu được chi phí: Việc tổ chức team building trong nhà không đòi hỏi chi phí thuê và dựng sân bãi. MC có thể được chọn từ chính nhân viên trong công ty, giúp tiết kiệm thêm chi phí.
- Đơn giản nhưng vui vẻ: Những trò chơi team building trong nhà có thể thấy là khá đơn giản nhưng vẫn mang đến bầu không khí cực sôi động, hào hứng giữa những thành viên. Việc này hỗ trợ giảm bớt căng thẳng và nâng cao được tinh thần đoàn kết.
- Không lo ngại về thời tiết: Tổ chức trò chơi trong nhà hỗ trợ tránh được các ảnh hưởng xấu của thời tiết, dù là nắng nóng hay mưa bão.
- Dễ kiểm soát: Tham gia trò chơi trong nhà giúp người quản trò dễ kiểm soát và giám sát được những hoạt động. Nếu có sự cố xảy ra, họ có thể kịp thời phát hiện và giải quyết hiệu quả.
- Ưu điểm của trò chơi team building trong nhà (Ảnh nguồn Internet)
Nhược điểm của trò chơi team building trong nhà
Ngoài những lợi ích được kể trên, việc tổ chức những hoạt động team building trong nhà có những nhược điểm cần phải lưu ý như:
- Hạn chế không gian: Không giống như ngoài trời, không gian bên trong có thể hẹp hơn và thiếu sự thông thoáng. Nếu không chuẩn bị kỹ càng, điều này có thể dễ dàng làm cho các hoạt động trở nên nhàm chán và thiếu sự thú vị cho các thành viên tham gia.
- Khó đem lại sự hứng thú cho người tham gia: Sau một ngày làm việc căng thẳng, các hoạt động nhóm trong không gian hẹp có thể làm giảm sự hứng thú của nhân viên. Điều này đặc biệt đáng lưu ý khi mà các hoạt động không được thiết kế một cách sáng tạo và thú vị.
- Kịch bản không hấp dẫn: Những trò chơi trong nhà có thể dễ dàng khiến người tham gia cảm thấy mất hứng nếu kịch bản không được soạn thảo một cách tỉ mỉ và lôi cuốn.
- Nhược điểm của trò chơi team building trong nhà (Ảnh nguồn Internet)
Do đó, việc chuẩn bị và lựa chọn hoạt động một cách khéo léo là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công của các hoạt động team building này.
Như vậy, Bò Cạp Vảng Review đã chia sẻ cho bạn top 15 trò chơi team building trong nhà dễ dàng tổ chức ngay tại công ty mà không cần phải di chuyển xa. Hy vọng chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn khi đang tìm kiếm trò chơi phù hợp với công ty mình.