Skip to main content

Tổng hợp 15+ trò chơi team building học sinh vui nhộn

Tổng hợp 30+ trò chơi team building học sinh trí tuệ, vui nhộn

Các trò chơi team building học sinh là cách để học sinh cải thiện được kỹ năng giao tiếp cũng như tăng cường sự giao tiếp. Hỗ trợ rèn luyện các học sinh học được kỹ năng làm việc làm hiệu quả, học tập thêm nhiều điều thú vị, bổ ích thông qua các trò chơi. Trong bài viết sau đây, Bò Cạp Vàng sẽ chia sẻ đến bạn top 15 trò chơi team building học sinh vui nhộn mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh của mình.

Team building học sinh dành cho đối tượng nào?

Team building học sinh là hoạt động để tăng cường thêm tinh thần làm việc nhóm và sự đoàn kết ở trong lớp học, cũng như gắn kết tập thể học sinh với bạn bè, thầy cô. Khi tổ chức hoạt động team building học sinh, thầy cô có thể kết hợp thêm những bài học nhằm phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh.

Team building học sinh dành cho đối tượng nào?
Team building học sinh dành cho đối tượng nào?

Trường có thể tổ chức những chuyến tham quan du lịch kết hợp với team building để hỗ trợ học sinh nâng cao, rèn luyện được kiến thức về văn hóa, lịch sử, xã hội. Việc tích hợp các hoạt động với các chuyến tham quan sẽ giúp các em học sinh phát triển được toàn diện hơn.

Xem thêm: Top 10 địa điểm tổ chức team building gần Sài Gòn lý tưởng

Top 15 trò chơi team building học sinh vui nhộn

Dưới đây là một vài trò chơi team building học sinh mà trường có thể tham khảo để tổ chức cho học sinh của mình:

Trò chơi ai là người ăn nhanh hơn

Số lượng: Không giới hạn đội tham gia, chia 2 thành viên 1 đội.

Dụng cụ: Ruy băng bịt mắt, thìa và sữa chua.

Cách chơi: 

Đầu tiên, cần chia đội chơi thành các đội nhỏ gồm 2 người mỗi đội. Mỗi đội sẽ chọn một người bị bịt mắt và một người làm nhiệm vụ hướng dẫn. Người bịt mắt sẽ được người hướng dẫn đút sữa chua mà không được phép trực tiếp chạm vào người bịt mắt hay hộp sữa chua.

Hai người trong đội có thể trao đổi bằng lời nói để hỗ trợ lẫn nhau. Đội nào hoàn thành việc ăn sữa chua nhanh nhất với lượng sữa chua rơi vãi ít nhất sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi ai là người ăn nhanh hơn
Trò chơi ai là người ăn nhanh hơn (Ảnh nguồn Internet)

Xây đường cho viên bi

Số lượng: 5 đến 7 thành viên, không giới hạn số đội tham gia.

Dụng cụ: Một chiếc ống nhựa chẻ đôi, kéo và keo dán, băng dính cùng cốc nhựa.

Cách chơi: 

Các thành viên còn lại sẽ hợp tác xây dựng một đường chuyền cho bóng bằng ống nhựa chẻ đôi, băng dính và keo dán. Đường chuyền có thể có chiều dài và hình dạng tùy ý, nhưng phải được cố định chắc chắn. Khi hoàn thành, đội sẽ thả bóng từ đầu đường chuyền và hướng bóng vào cốc nhựa.

Mỗi lần bóng vào cốc sẽ được tính một điểm. Trò chơi diễn ra trong khoảng thời gian cố định (ví dụ: 5 phút hoặc 10 phút). Đội có số điểm cao nhất sau thời gian này sẽ giành chiến thắng.

Xây đường cho viên bi
Xây đường cho viên bi (Ảnh nguồn Internet)

Thổi tắt ngọn nến

Số lượng: Không giới hạn số lượng người tham gia trong trò chơi.

Dụng cụ: Ruy băng bịt mắt, 5 ngọn nến xếp một cách ngẫu nhiên.

Cách chơi: 

Chia những thành viên thành nhiều đội. Trong từng lượt chơi, hai thành viên từ hai đội khác nhau sẽ tham gia và bịt mắt bằng ruy băng. Những thành viên còn lại của đội sẽ luân phiên hướng dẫn người bịt mắt di chuyển để thổi tắt được ngọn nến.

Từng ngọn nến chỉ được thổi tối đa khoảng 3 lần, nếu nến không tắt sau 3 lần thổi, ngọn nến sẽ bị bỏ qua. Đội nào thổi tắt được nhiều nến nhất ở trong thời gian quy định (ví dụ khoảng 1 phút) sẽ thắng trong lượt chơi đó.

Trò chơi tiếp tục cho đến khi hoàn thành toàn bộ các lượt. Đội nào thắng nhiều lượt nhất sẽ giành được chiến thắng chung cuộc.

Thổi tắt ngọn nến
Thổi tắt ngọn nến (Ảnh nguồn Internet)

Trò chơi rồng rắn lên mây

Số lượng: Không giới hạn số lượng người tham gia.

Dụng cụ: Không cần dụng cụ.

Cách chơi: 

Chia thành viên thành 2 đội và xếp thành hàng dọc, từng người sau bám vào eo của người phía trước. Từng đội sẽ chọn một người làm đầu rắn. Khi nhận được hiệu lệnh của quản trò, đầu rắn của từng đội sẽ di chuyển về phía cuối hàng của đội đối phương để bắt người chơi cuối cùng.

Người nào bị bắt sẽ nối vào cuối hàng của đội bắt được mình. Trò chơi tiếp tục cho đến khi toàn bộ thành viên của một đội bị bắt. Đội nào còn lại thành viên cuối cùng sẽ là đội chiến thắng, đội thua cuộc sẽ phải thực hiện hình phạt do đội thắng đưa ra.

Trò chơi rồng rắn lên mây
Trò chơi rồng rắn lên mây (Ảnh nguồn Internet)

Chanh – chua –  cua – kẹp

Số lượng: Không giới hạn người tham gia.

Dụng cụ: Loa đài.

Cách chơi: 

Người chơi sẽ xếp thành một vòng tròn, người quản trò sẽ đứng giữa và điều khiển trò chơi. Khi quản trò hô “chanh”, người chơi phải nhanh chóng đáp lại “chua”. Sau đó, khi quản trò hô “cua”, người chơi cần ngay lập tức nắm tay người bên cạnh và đưa ra sau như hình kẹp cua.

Bất cứ ai không phản ứng kịp hoặc làm sai động tác sẽ bị loại ra khỏi trò chơi. Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn lại một người, người đó sẽ là người giành chiến thắng.

Chanh - chua -  cua - kẹp
Chanh – chua –  cua – kẹp (Ảnh nguồn Internet)

Trò chơi tin tưởng tuyệt đối

Số lượng: 7 đến 10 người chơi.

Dụng cụ: Ruy băng và những chướng ngại vật.

Cách chơi:

Từng thành viên sẽ được chia thành những đội có số người bằng nhau. Mỗi đội này phải chọn một người làm đội trường. Sau đó, toàn bộ những thành viên ở trong đội được bịt mắt, ngoại trừ đội trưởng.

Những người này đứng thẳng và đặt tay lên vai của người phía trước, hình thành một hàng dài giống như một con rồng. Nhiệm vụ của đội trưởng là dẫn dắt cả đội qua các chướng ngại vật trên đường mà không được va chạm.

 Đội trưởng chỉ có thể hướng dẫn bằng lời nói, không được chạm vào các thành viên khác. Đội nào về đích đầu tiên mà không vi phạm luật chơi sẽ được xem là đội chiến thắng.

Trò chơi tin tưởng tuyệt đối
Trò chơi tin tưởng tuyệt đối (Ảnh nguồn Internet)

Trò chơi chim đầu đàn

Số lượng: Không giới hạn số lượng người tham gia.

Dụng cụ: Ruy băng bịt mắt.

Cách chơi: 

Các thành viên xếp thành vòng tròn. Một người sẽ được bầu chọn ra để làm chim đầu đàn một cách bí mật. Người còn lại sẽ được bịt mắt và đứng giữa vòng tròn. Khi được ra hiệu, người bịt mắt sẽ cố gắng tìm chim đầu đàn bằng cách nghe và cảm nhận những động tác như nhảy, vỗ tay, ngồi xuống, xoay vòng một cách âm thầm.

Nếu tìm được chim đầu đàn thì họ sẽ đổi vai cho nhau và trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi mỗi người đều có cơ hội trở thành chim đầu đàn.

Trò chơi chim đầu đàn
Trò chơi chim đầu đàn (Ảnh nguồn Internet)

Thử thách bóng bay

Số lượng: Có 5 và 7 người tham gia/ cùng một đội.

Dụng cụ: Bóng bay hoặc rổ nhựa.

Cách chơi:

Chia những thành viên ra thành 2 đội, từng đội sẽ có 5 hoặc 7 người. Từng đội sẽ chọn một người đứng trước rổ nhựa của đội mình. Những thành viên còn lại xếp thành hàng ngang, cách vạch xuất phát khoảng 2 mét.

Từng người sẽ được phát một đội bóng bay. Khi nhận được hiệu lệnh bắt đầu, mỗi người chơi ở trong đội sẽ lần lượt thổi bóng bay của mình và dùng hơi thở để đẩy bóng về phía rổ nhựa đội, không được dùng tay.

 Mỗi quả bóng sẽ được tính 1 điểm cho đội đó. Trò chơi diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 5 hoặc 10 phút). Đội nào ghi được nhiều điểm hơn trong một thời gian sẽ giành chiến thắng.

Thử thách bóng bay
Thử thách bóng bay (Ảnh nguồn Internet)

Trò chơi ném quả banh nhỏ vào rỗ

Số lượng: 5 đến 7 người trong một đội.

Dụng cụ: Một quả banh nhỏ và rỗ.

Cách chơi:

Từng đội sẽ chọn đứng trước rỗ của mình, cách vạch xuất phát khoảng 1.5 mét. Những thành viên còn lại sẽ được xếp hàng dọc sau người đứng trước rỗ. Từng đội sẽ được phát một số lượng banh khoảng 10 banh.

Khi hiệu lệnh của quản trò được bắt đầu, mỗi người chơi ở trong đội sẽ lần lượt chạy đến vạch xuất phát, lấy một quả banh và ném vào rỗ của đội mình. Sau khi đã ném banh, người chơi sẽ chạy về cuối hàng và nhường chỗ cho người chơi tiếp theo.

Trò chơi này được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 3 hoặc 5 phút). Đội nào ném được nhiều banh vào trong rỗ nhất trong một khoảng thời gian đã được quy định thì sẽ trở thành đội chiến thắng.

Trò chơi ném quả banh nhỏ vào rỗ
Trò chơi ném quả banh nhỏ vào rỗ (Ảnh nguồn Internet)

Trao khăn đỏ

Số lượng: 10 người chơi 1 đội và phải có 2 đội chơi.

Dụng cụ: Khăn quàng đỏ.

Cách chơi:

Từng đội sẽ xếp thành hàng ngang, đứng đối diện nhau với khoảng cách là 2 mét. Từng thành viên sẽ quàng một chiếc khăn màu đỏ vào cổ. Khi người quản trò đưa ra hiệu lệnh, cả 2 đội hàng đồng loạt giơ tay lên chào theo kiểu Đội.

Kế tiếp, từng thành viên sẽ nhanh chóng tháo khăn của mình và quàng lại cho người đối diện. Cặp nào thắt khăn nhanh và đẹp nhất (khăn ngay ngắn, nơ gọn gàng) sẽ được tính 1 điểm. Trò chơi diễn ra trong 3 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 1 phút. Đội nào có nhiều điểm nhất sau 3 hiệp sẽ chiến thắng.

Xem thêm: Trò chơi team building không cần đạo cụ mà bạn nên tham khảo

Tàu dồn toa

Số lượng: Không giới hạn người chơi.

Dụng cụ: Không cần phải chuẩn bị dụng cụ.

Cách chơi:

Chia từng thành viên thành 2 hoặc nhiều đội, từng đội xếp thành hàng dọc như một con tàu. Cả 2 người ở vị trí đầu của từng hàng sẽ đóng vai trò là đầu tàu. Khi có hiệu lệnh từ MC (ví dụ: phất cờ), hai đầu tàu sẽ di chuyển lùi dần về phía sau, trong khi các thành viên còn lại lần lượt nối đuôi nhau tạo thành một hàng dài liên kết.

Mục tiêu của mỗi đội là di chuyển tất cả các thành viên về phía trước và xếp lại thành hàng dọc như ban đầu, kết thúc tại vạch xuất phát. Đội nào hoàn thành việc xếp hàng trước và duy trì đội hình ngay ngắn, không bị rối loạn, sẽ là đội chiến thắng.

Tàu dồn toa
Tàu dồn toa (Ảnh nguồn Internet)

Lò cò thắt nút

Số lượng: Không giới hạn người tham gia, có từ 5 đến 7 người một đội.

Dụng cụ: những đoạn dây thừng.

Cách chơi:

Mỗi đội sẽ được xếp thành hàng dọc ở vạch xuất phát. Từng thành viên ở trong đội sẽ được phát một dây thừng. Ở tại vạch đích có một thanh gỗ đã được đặt sẵn. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, mỗi người chơi ở trong đội sẽ thực hiện như sau: Nhảy dây lò cò di chuyển về phía trước đến thanh gỗ.

Sau đó, vòng dây thừng qua thanh gỗ và thắt nút để cố định. Cuối cùng, chạy về phía sau và đứng ở phía cuối của đội. Đội nào thắt dây thừng vào thanh gỗ nhanh nhất và tất cả thành viên trong đội hoàn thành nhiệm vụ sẽ là đội chiến thắng.

Lò cò thắt nút
Lò cò thắt nút (Ảnh nguồn Internet)

Trò chơi gần hoặc xa

Số lượng: Không giới hạn người tham gia.

Dụng cụ: những đồ vật nhỏ.

Cách chơi:

Các thành viên sẽ được chia được 2 đội: đội tìm và đội trốn. Đội trốn sẽ cất giấu một món đồ vật nhỏ ở trong phòng. Một thành viên từ đội tìm sẽ được chọn để nhắm mắt và đứng ở bên ngoài của phòng.

Những thành viên của đội trốn sẽ lần lượt sử dụng những gợi ý như tiến gần hơn hoặc lùi xa đi để hướng người tìm di chuyển ở trong phòng. Người tìm sẽ có khoảng 5 phút để tìm đồ vật. Nếu người tìm thành công trong vòng 5 phút, đội tìm sẽ giành được chiến thắng và người tìm sẽ được thưởng.

Xếp bít tất

Số lượng: Không giới hạn người tham gia.

Dụng cụ: nhiều đôi bít tất màu sắc sặc sỡ.

Cách chơi:

Những thành viên được chia thành nhiều đội, từng đội sẽ có số lượng người chơi linh hoạt. Quản trò sẽ rải một lượng lớn bít tất sặc sỡ đi ngoài sân. Khi đã nhận được hiệu lệnh, mỗi đội sẽ cùng nhau chọn những chiếc tất có cùng màu để ghép thành đôi. Sau khi tìm thấy, mỗi thành viên sẽ cuộn tròn đôi tất thành quả bóng.

Các đội sẽ sắp xếp những quả bóng đã cuộn vào hộp của mình. Trò chơi sẽ diễn ra trong thời gian quy định  (ví dụ: 5 hoặc 10 phút). Đội nào tìm được nhiều đôi tất nhất và sắp xếp những quả bóng tất gọn gàng, đẹp mắt nhất sẽ được coi là đội chiến thắng.

Xếp bít tất
Xếp bít tất (Ảnh nguồn Internet)

Chi chi chành chành

Số lượng: không giới hạn, 4 bạn cùng một đội.

Dụng cụ: không cần dụng cụ.

Cách chơi:

Những thành viên đã được chia thành 2 đội hoặc nhiều đội, từng đội bao gồm có 4 người. Từng đội sẽ được lựa chọn một người để thực hiện trò chơi, 2 người chơi đứng đối diện nhau.

Một người (người hát) sẽ xòe bàn tay ra, người còn lại (người giữ) sẽ đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay của người hát. Khi người hát bắt đầu hát “chi chi chành chành, Cái đanh thổi lửa, Con ngựa chết trương, Ba vương ngũ đế, Bắt dế đi tìm, Ù à ù ập”.

Khi bài hát đến chữ “ập”, người hát sẽ nhanh chóng thu lại bàn tay, cố gắng kẹp ngón tay của người giữ. Nếu người giữ không kịp rút tay ra trước khi bị kẹp, người giữ sẽ thua cuộc và hai người sẽ đổi vai.

Chi chi chành chành
Chi chi chành chành (Ảnh nguồn Internet)

Một vài lưu ý khi tổ chức trò chơi team building học sinh

Dưới đây là một số điều mà mọi người cần phải lưu ý khi tham gia tổ chức trò chơi team building học sinh:

Chọn các trò chơi vừa sức

Trước khi tổ chức hoạt động team building học sinh, điều quan trọng đầu tiên bạn cần phải lưu ý xác định rõ được độ tuổi của các em. Việc này hỗ trợ bạn đánh giá được khả năng và sở thích của mỗi đối tượng học sinh, nhờ đó lựa chọn được những trò chơi phù hợp nhất để hoạt động được diễn ra vui vẻ và hiệu quả.

Chọn các trò chơi vừa sức
Chọn các trò chơi vừa sức (Ảnh nguồn Internet)

Lồng ghép thêm các bài học thú vị

Ngoài việc tổ chức những trò chơi trí tuệ và vận động, trường cũng nên tích hợp thêm những bài học hấp dẫn và ý nghĩa thông qua chủ đề của chương trình đưa ra. Những bài học này có thể bao gồm kỹ năng giao tiếp, nhận thức văn hóa cùng nhiều nội dung hữu ích khác. Việc này hỗ trợ các em nhỏ học thêm được nhiều điều bổ ích trong khi vẫn có cảm giác vui vẻ và thư giãn.

Lồng ghép thêm các bài học thú vị
Lồng ghép thêm các bài học thú vị

Địa điểm tổ chức

Mặc dù có vẻ không liên quan, việc chọn được địa điểm tổ chức chương trình team building cho học sinh cũng vô cùng quan trọng. Đặc biệt, bạn cần phải xem xét thêm tình trạng thời tiết và nhiệt độ. Cần ưu tiên những địa điểm có mái che, sân vườn, trong nhà mát mẻ để các em không bị mất sức hoặc mệt mỏi trong suốt quá trình tham gia hoạt động.

Địa điểm tổ chức
Địa điểm tổ chức

Bò Cạp Vàng – Địa điểm tổ chức team building học sinh chuyên nghiệp

Ngoài việc tổ chức những chương trình team building chuyên nghiệp dành cho khách hàng doanh nghiệp cùng với công ty, Bò Cạp Vàng cũng nổi tiếng với dịch vụ tổ chức team building học sinh uy tín. Bò Cạp Vàng đặc biệt chú trọng đến giáo dục và tạo dựng được sự kết nối giữa những bạn nhỏ. Bò Cạp Vàng cam kết sẽ cung cấp một môi trường toàn diện hỗ trợ trẻ phát triển được cả thể chất cùng với trí tuệ.

Bò Cạp Vàng - Địa điểm tổ chức team building học sinh chuyên nghiệp
Bò Cạp Vàng – Địa điểm tổ chức team building học sinh chuyên nghiệp

Với kinh nghiệm tổ chức hàng trăm chương trình team building mỗi năm cho học sinh, Bò Cạp Vàng đã áp dụng với rất nhiều quy mô cùng với kịch bản khác nhau. Việc này giúp cho Bò Cạp Vàng tự tin hơn rằng chúng tôi có thể mang đến cho các nhà trường và phụ huynh, đặc biệt là các bạn học sinh, những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ.

Trên đây là top 15 trò chơi team building học sinh thú vị dành cho các học sinh, hỗ trợ học sinh rèn luyện được sức khỏe, bổ sung thêm nhiều kiến thức phù hợp. Hy vọng với những thông tin được Bò Cạp Vàng review chia sẻ sẽ giúp các bạn biết thêm những trò chơi hữu ích và những lưu ý cần nắm khi tổ chức hoạt động team building.

5/5 - (2 bình chọn)

Khu Du Lịch Bò Cạp Vàng

Khu du lịch Bò Cạp Vàng tọa lạc tại ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ thành phố Hồ Chí Minh các bạn trẻ chỉ mất 1 giờ đi xe máy để đến Bò Cạp Vàng nên nơi đây là địa điểm được đại đa số các bạn trẻ lựa chọn khi muốn tìm đến một địa điểm thiên nhiên rộng lớn với các trò chơi vận động hấp dẫn như: bóng ném, tắm sông câu cá, chèo xuồng, đi xe đạp nước, nhảy cầu…. https://bocapvang.net/gioi-thieu/

Để lại bình luận