Tổng hợp 30+ trò chơi team building học sinh trí tuệ, vui nhộn

Tổng hợp 30+ trò chơi team building học sinh trí tuệ, vui nhộn

Team building học sinh là một trong những hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng và gắn kết đội nhóm cho các bạn học sinh cấp 2, cấp 3. Ngoài ra, hoạt động team building cho học sinh còn giúp rèn luyện trí tuệ để vượt qua các thử thách của trò chơi.  Do đó, việc tổ chức team building học sinh là một hoạt động không thể thiếu cho học sinh các cấp đang ngồi trên ghế nhà trường. Hãy cùng Khu Du Lịch Bò Cạp Vàng tìm hiểu về tác dụng của hoạt động team building cũng như những trò chơi có thể cho học sinh tham gia vui chơi.

Mục lục hiện thị

1. Tổ chức các Team building cho học sinh có tác dụng như thế nào?

Để giúp cho các em học sinh tăng cường tinh thần làm việc nhóm và nâng cao tính đoàn kết trong trường lớp và gắn bó với bạn bè cũng như thầy cô, trường và có thể kết hợp các trò chơi và bài học phát triển kỹ năng sống và mềm cho các em học sinh.

Ngoài ra, các hoạt động rèn luyện thể lực cũng góp phần rất quan trọng, có thể được tổ chức thông qua những trò chơi và các hoạt động về thể lực.

Tổ Chức Các Team Building Cho Học Sinh Có Tác Dụng Như Thế Nào?
Tổ Chức Các Team Building Học Sinh Có Tác Dụng Như Thế Nào?

Để giúp nâng cao kiến thức về mặt văn hóa, xã hội, du lịch, trường cũng có thể tổ chức các buổi tham quan du lịch hấp dẫn khác.

Giúp các em hiểu hơn và trách nhiệm được với bản thân và xã hội, trường cũng có thể kết hợp với các hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ cộng đồng.

Tất nhiên, những hoạt động này có thể tích hợp với các chuyến tham quan để giúp cho các em nâng cao kiến thức ngoài thực tế về mặt văn hóa, lịch sử, xã hội, địa lý, sinh học và rất nhiều lĩnh vực khác.

2. Team building học sinh dành cho những đối tượng như thế nào?

Trong quá trình tổ chức team building học sinh, không chỉ riêng các em học sinh mà còn có cả bố mẹ và thầy cô giáo cũng nên tham gia để tăng cường tinh thần đoàn kết và hiểu biết thêm về nhau. Đồng thời, việc tham gia này cũng đã giúp gia tăng khả năng học hỏi cho các em nhỏ.

3. Tầm quan trọng của team building trong việc phát triển kỹ năng mềm cho các em học sinh

Trong môi trường học tập và các kỹ năng mềm là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho các học sinh phát triển để trở thành một trong những người tài năng và thành công trong tương lai sau này. Trong đó, các hoạt động team building cho phép học sinh được đánh giá rất cao vì nó đóng một vai trò  rất quan trọng, ví dụ như:

Trong những hoạt động team building học sinh, học sinh sẽ được giao nhiệm vụ và phải hợp tác với các thành viên trong nhóm để có thể hoàn thành các nhiệm vụ. Điều này sẽ giúp cho học sinh học được cách làm việc nhóm, học được cách lắng nghe và thể hiện quan điểm riêng của mình, cùng với đó là cách giải quyết xung đột và đưa ra sự quyết định để đạt được mục tiêu chung cho cả nhóm.

Ngoài ra, các hoạt động team building học sinh còn giúp cho các em học sinh giao tiếp nhiều hơn với các thành viên trong nhóm và tìm ra cách giải thích ý tưởng riêng của mình. Điều này sẽ giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả, học cách thể hiện mình một cách rõ ràng nhất và dễ hiểu.

Tầm Quan Trọng Của Team Building Trong Việc Phát Triển Kỹ Năng Mềm Cho Các Em Học Sinh
Tầm Quan Trọng Của Team Building Học Sinh Trong Việc Phát Triển Kỹ Năng Mềm Cho Các Em Học Sinh

Ngoài ra, những trò chơi này rất bổ ích trong hoạt động team building và giúp cho các học sinh đối mặt với nhiều thử thách và vấn đề phức tạp khác nhau. Điều này sẽ giúp cho các em rèn luyện kỹ năng tư duy và phản biện, đưa ra các giải pháp sáng tạo và quản lý thời gian một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề.

Hơn thế nữa, các hoạt động team building học sinh sẽ giúp cho các em học sinh trải nghiệm qua rất nhiều tình huống căng thẳng và áp lực, từ đó rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc, xử lý căng thẳng và tăng cường khả năng chịu đựng những khó khăn trong cuộc sống.

Vì thế, các hoạt động team building học sinh là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho các em học sinh phát triển kỹ năng mềm và giúp cho họ trở thành những người tự tin, linh hoạt và có khả năng thích nghi tốt với mọi tình huống trong cuộc sống.

Xem thêm video tổ chức team building cho học sinh trên Youtube

4. Tổng hợp 30+ trò chơi team building học sinh trí tuệ, vui nhộn

#1. Ai là người ăn nhanh hơn

  • Số lượng: 2 thành viên/ một đội, không giới hạn đội tham gia.
  • Dụng cụ: ruy băng bịt mắt, sữa chua và thìa.
  • Luật chơi: các thành viên sẽ bị bịt mắt, một người có nhiệm vụ đút sữa chua cho người còn lại sẽ ăn, mọi hành động của các người chơi có thể nhận hướng dẫn từ phía khán đài sao cho để rơi vãi ít sữa chua nhất là được. Đội nào ăn hết sữa chua nhanh nhất sẽ là đội giành chiến thắng.
Ai Là Người Ăn Nhanh Hơn
Ai Là Người Ăn Nhanh Hơn

#2. Xây đường cho viên bi

  • Số lượng: 5 đến 7 thành viên, một đội và không giới hạn số đội tham gia.
  • Dụng cụ: một chiếc ống nhựa chẻ đôi, băng dính, kéo và keo dán, cuối cùng là cốc nhựa.
  • Luật chơi: các đội sẽ xây dựng đường chuyền dẫn bóng bằng băng dính và keo dán. Bóng sẽ được thả từ đầu này đường chuyền và chạy vào cốc nhựa. Đội nào chuyền được nhiều bóng nhất sẽ là đội giành chiến thắng.

#3. Thổi tắt ngọn nến

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người khi tham gia tại trò chơi.
  • Dụng cụ: ruy băng bịt mắt và 5 ngọn nến xếp một cách ngẫu nhiên.
  • Luật chơi: các thành viên sẽ được bịt mắt bằng ruy băng, di chuyển theo sự hướng dẫn của đồng đội để thổi tắt các ngọn nến. Mỗi nến chỉ được thổi 3 lần và nếu không tắt sẽ phải bỏ qua. Mỗi lượt chơi sẽ có 2 thành viên của 2 đội cùng tham gia chơi. Đội nào thổi được nhiều nến nhất sẽ là đội giành được chiến thắng.

#4. Tam sao thất bản

  • Số lượng: khoảng 5 cho đến 7 người/ một đội và không giới hạn số đội tham gia.
  • Dụng cụ: gồm một tờ giấy, bút và tranh.
  • Luật chơi: bạn đầu tiên sẽ xem một bức tranh, sau đó tái hiện bức tranh đó trên tờ giấy được phát lần lượt đến người cuối cùng. Sau nhiều lần vẽ lại, bức tranh sẽ bị biến tấu theo nhiều hình thức khác nhau. Nếu như người chơi cuối cùng đoán được bức tranh truyền đoạt nội dung là gì thì sẽ là đội giành được chiến thắng.

#5. Quan sát nhanh nhẹn

  • Số lượng: khoảng 3 bạn/ một đội và không giới hạn số đội tham gia.
  • Dụng cụ: bàn, khăn 30 đồ vật khác nhau và giấy bút.
  • Luật chơi: quản trò để khoảng 30 đồ vật lên bàn, phủ kiến khăn lên. Trước khi trận đấu bắt đầu, quản trò bắt nhịp cho các thành viên hát 1 bài hát, quản trò sẽ mở chiếc khăn bất ngờ để cho các đội quan sát, và ghi nhớ đồ vật trong 40 giây. Sau 40 giây, quản trò che khăn lại và các đội thảo luận với nhau, ghi tên các đồ vật mình quan sát được vào tờ giấy. Đội nào ghi được nhiều và chính xác nhất sẽ giành được chiến thắng.

#6. Ngửi đồ đoán vật

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người khi tham gia tại trò chơi.
  • Dụng cụ: ruy băng bịt mắt, đồ ăn và hoa quả.
  • Luật chơi: người chơi sẽ bị bịt mắt và phải dùng khứu giác để ngửi và nhận biết đồ vật được giao. Ai có thể đoán được nhiều đồ vật nhất sẽ giành được chiến thắng.

#7.  Sờ tay tìm vật

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người chơi khi tham gia trò chơi.
  • Dụng cụ: gồm thùng giấy có mặt kính trong, các đồ vật.
  • Luật chơi: người chơi đứng quay mặt về phía chiếc thùng, mắt kính trong quay xuống phía dưới. Người chơi dùng một tay để nhận biết các đồ vật trong thùng trong vòng 3 phút. Ai đoán được nhiều đồ vật nhất sẽ giành được chiến thắng. Để giúp gia tăng sự sáng tạo, có thể thay thế đồ vật bằng các con vật.

#8. Kéo co

  • Số lượng: 10 người chơi/ một đội và không giới hạn số lượng người tham gia.
  • Dụng cụ: găng tay, cờ, dây thừng lớn.
  • Luật chơi: chia làm các bảng đấu với nhau, mỗi lượt thi bao gồm 2 đội, đứng về 2 bên dây thừng. Đội nào kéo được dây về mình và vượt qua vạch sẽ là đội giành chiến thắng. Kéo co là trò chơi tập thể rèn luyện cơ sức khỏe và tinh thần đồng đội, tuy nhiên chúng tiềm ẩn rủi ro trong quá trình thực hiện nên cần phải xem xét kỹ trước khi tổ chức.
Kéo Co
Kéo Co

#9. Rồng rắn lên mây

  • Số lượng: không giới hạng số lượng người chơi khi tham gia trò chơi.
  • Dụng cụ: không cần nhờ tới dụng cụ.
  • Luật chơi: chia 2 đội/ lần lượt chơi. Các đội xếp thành hàng dọc, người sau bám eo người phía trước. Khi quản trò ra hiệu, người đầu tiên của các đội sẽ tìm cách bắt người cuối cùng của đối thủ. Thành viên đội nào rời khỏi hàng sẽ là đội thua cuộc, đội nào bị bắt sẽ chịu phạt mà đội thắng đưa ra.

#10. Đặc công phá mìn

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người chơi khi tham gia trò chơi.
  • Dụng cụ: bóng bay.
  • Luật chơi: những thành viên xếp thành hàng dọc, đội trưởng sẽ tiến về đích. Quản trò phát cho mỗi đội 1 túi bóng và những thành viên sẽ có nhiệm vụ thổi từng quả lên. Khi quản trò hô “bắt đầu” từng thành viên chạy lên vạch đích, kết hợp với đội trưởng dùng mông làm vỡ các quả bóng. Đội làm nhiều nhất sẽ là đội giành được chiến thắng.

#11. Chanh – chua- cua- kẹp

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người chơi khi tham gia trò chơi.
  • Dụng cụ: loa đài
  • Luật chơi: người chơi xếp thành vòng tròn, quản trò sẽ đứng giữa vòng và hô “chanh”, người chơi cần phải đáp lại là “chua” , nếu hô “cua” người chơi cần đáp lại “kẹp” và nắm tay đồng đội cho ra sau. Ai không làm kịp sẽ bị loại.
Chanh - Chua- Cua- Kẹp
Chanh – Chua- Cua- Kẹp

#12. Tin tưởng tuyệt đối

  • Số lượng: 7 cho đến 10 người tham gia.
  • Dụng cụ: ruy băng và các chướng ngại vật.
  • Luật chơi: các thành viên sẽ bị bịt mắt, đặt tay lên vài người phía trước. Đội trưởng được quyền mở mắt sẽ dẫn dắt tất cả vượt chướng ngại vật về đích. Đội nào hoàn thành nhanh nhất sẽ là đội giành được chiến thắng.

#13. Đội nào nóng nhất

  • Số lượng: 5 bạn/ một đội.
  • Dụng cụ: xô chậu và đá lạnh.
  • Luật chơi: mỗi đội sẽ được phát 2 cho đến 3 viên đá lạnh, thực hiện mọi cách cho đá tan nhanh ( truyền tay, thổi,…).

#14. Bóng bàn hiện đại

  • Số lượng:  không giới hạn số lượng người chơi khi tham gia trò chơi.
  • Dụng cụ: ly nước rỗng và bóng bàn.
  • Luật chơi: các thành viên đứng thành hàng dọc và lần lượt lấy 1 quả bóng ném vào bàn sao cho này rơi trúng ly nước. Đội nào có nhiều bóng trong ly nhất sẽ là đội giành chiến thắng.

#15. Thử thách bóng bay

  • Số lượng: có 5 và 7 người tham gia/ cùng một đội.
  • Dụng cụ: rổ nhựa, bóng bay.
  • Luật chơi: mỗi người chơi sẽ được nhận một quả bóng, lần lượt xuất hiện. Nhiệm vụ là thổi bóng lên và cố gắng đẩy bóng về phía đích đặt rổ nhựa càng nhanh càng tốt. Lưu ý không được sử dụng bàn tay. Đội nào đẩy được nhiều bóng nhất sẽ là đội giành được chiến thắng.

#16. Chim đầu đàn

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người chơi tham gia.
  • Dụng cụ: ruy băng bịt mắt.
  • Luật chơi: các thành viên sẽ đứng và xếp thành vòng tròn, cử một em đứng giữa và bịt mắt bằng ruy băng. Một em học sinh sẽ ở trong vòng tròn làm chim đầu đàn. Quản trò ra lệnh cho bịt mắt thao ruy băng, tìm “chim đầu đàn”. Em đóng “chim đầu đàn” làm thành các động tác vỗ tay, nhảy, ngồi xuống và xoay vòng,…trúng với các em khác. Nếu như em đứng giữa tìm ra bạn đóng “chim đầu đàn” thì bạn sẽ được thế chỗ cho nhau và tiếp tục chơi.

#17. Sáng tạo ý tưởng

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người khi tham gia tại trò chơi.
  • Dụng cụ: bút màu, bảng vẽ.
  • Luật chơi: ban tổ chức đưa ra các chủ đề cuộc thi, các đội nhận bút màu và bản, trong 10 phút đồng hồ phải thảo luận và vẽ bức tranh theo đúng chủ đề vừa được nhận. Đội nào được ban giám khảo chấm điểm cao nhất sẽ là đội sẽ giành được chiến thắng.

#18. Cướp cờ

  • Số lượng: 2 đội và không giới hạn số lượng thành viên.
  • Dụng cụ: ống tre và cờ.
  • Luật chơi: các đội xếp thành hàng ngang, cờ cắm ở phía sau. Lần lượt từng thành viên tiến về phía đối thủ sao cho vượt qua hàng bảo vệ, tiến về lấy cờ mang về cho đội mình. Ai là người bị đối thủ bắt lại sẽ thành tú binh và chỉ được giải cứu khi các thành viên đội mình sang trót lọt. Hết thời gian thi đấu, đội nào có nhiều cờ nhất sẽ là đội giành được chiến thắng.
Cướp Cờ
Cướp Cờ

#19. Phi lá bài vào nón

  • Số lượng: 5 cho đến 7 thành viên/ cùng một đội.
  • Dụng cụ: nón và bộ bài lơ khơ.
  • Luật chơi: các đội thi đấu sẽ xếp thành hàng dọc, nón đặt cách vạch xuất phát 1,5m. Cứ thế lần lượt từng bạn sẽ ném các lá bài vào nón. Đội nào ném nhanh nhất và nhiều nhất sẽ là đội giành chiến thắng.

#20. Ném đậu vào cốc

  • Số lượng: 3 đến 5 người/ cùng một đội.
  • Dụng cụ: cốc và hạt đậu.
  • Luật chơi: các đội sẽ xếp thành hàng dọc, ly đặt ở đích cách vạch xuất phát 2m. Từng thành viên bốc từng hạt đậu và ném vào cốc. Đội nào ném được nhiều nhất sẽ là đội giành được chiến thắng.

#21. Người ấy là ai

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người khi tham gia tại trò chơi.
  • Dụng cụ: mặt nạ, áo choàng, bộ đồ cosplay.
  • Luật chơi: ban tổ chức sẽ hóa trang thành các nhân vật trong phim hoạt hình. Bạn nhỏ nào đoán được tên nhân vật hoạt hình đấy sẽ giành được chiến thắng.

#22. Trao khăn đỏ

  • Số lượng: 2 đội chơi, 10 người tham gia/ cùng một đội.
  • Dụng cụ: khăn quàng đỏ.
  • Luật chơi: 2 đội sẽ xếp thành hàng ngang và đứng đối diện với nhau. Khi quản trò ra lệnh, 2 hàng sẽ đến giơ tay chào cờ, đồng thời sẽ tháo khăn trên cổ mình và thắt lại cho bạn đối diện sao cho nhanh và đẹp nhất. Cặp nào làm tốt nhất sẽ giành được chiến thắng.

#23. Tàu dồn toa 

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người khi tham gia tại trò chơi.
  • Dụng cụ: không cần phải chuẩn bị các dụng cụ.
  • Luật chơi: các đội sẽ xếp hàng thành hàng dọc như con tàu và 2 đứng đầu làm đầu tàu. MC phất cờ, hai bạn đầu tàu sẽ lùi dần để nối các toa từ trên xuống dưới, kết thúc ở vạch xuất phát, rồi chạy nhanh về vị trí đầu. Đội nào xếp nhanh nhất sẽ là đội giành thắng cuộc.

#24. Lò cò thắt nút

  • Số lượng: không giới hạn và có 5 tới 7 người/ cùng một đội.
  • Dụng cụ: các đoạn dây thừng.
  • Luật chơi: các đội sẽ xếp hàng dọc, đứng tại vạch xuất phát, mỗi thành viên sẽ được phát một dây thừng. Khi có hiệu lệch, lần lượt từng thành viên các đội nhảy lò cò tiến lên thanh gỗ ở đích rồi thắt dây thừng vào đó, chạy về đứng cuối hàng của đội của mình. Đội nào thắt nhanh nhất sẽ là đội giành được thắng cuộc.

#25. Gần hoặc xa

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người khi tham gia tại trò chơi.
  • Dụng cụ: các đồ vật nhỏ.
  • Luật chơi: các thành viên trốn trong phòng, cử 1 bạn làm người tìm, đứng ngoài phòng. Một đồ vật được che giấu trong phòng, gọi bạn tìm kiếm vào và yêu cầu đi tìm các món đồ vật đó dưới sự giúp đỡ “tiến đến gần” và “lùi xa” của các thành viên khác. Nếu như tìm thấy đồ vật trong vòng 5 phút, bạn sẽ được trao thưởng.

#26. Đứng ngồi và nằm ngủ

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người khi tham gia tại trò chơi.
  • Dụng cụ: không cần đến dụng cụ.
  • Luật chơi: thành viên xếp vòng tròn, quản trò hô “đứng”,”ngồi”, hoặc “ngủ” rồi làm khác hiệu lệnh. Bạn sẽ bị chịu phạt.

#27. Tôi là gián điệp

  • Số lượng:  không giới hạn số lượng người khi tham gia tại trò chơi.
  • Dụng cụ: không cần phải chuẩn bị dụng cụ.
  • Luật chơi: mỗi bạn sẽ được chọn một trong những đồ vật ở trong phòng và dùng một câu miêu tả đồ vật đó. Các bạn khác sẽ đoán các đồ vật đó là gì. Nếu như bạn đoán đúng sẽ được thưởng kẹo và miêu tả về đồ vật của mình để các bạn khác đoàn.

#28. Xếp bít tất

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người khi tham gia tại trò chơi.
  • Dụng cụ: nhiêu đôi bít tất sặc sỡ.
  • Luật chơi: quản trò đổ bít tất ra sân, yêu cầu các bạn ghép các chiếc tất thành đúng đối, rồi cuộn tròn thành quả bóng, xếp vào hộp. Bạn nào tìm được nhiều đôi và xếp đẹp nhất sẽ giành chiến thắng.

#29. Chi chi chảnh chảnh

  • Số lượng: không giới hạn, có 4 bạn/ cùng một đội.
  • Dụng cụ: không cần phải chuẩn bị các dụng cụ.
  • Luật chơi: một bạn sẽ xòe bàn tay của mình ra, bạn còn lại dùng ngón trỏ đặt vào lòng bàn tay của đối phương, hát.
    “chi chi chảnh chảnh,
    Cái đanh thổi lửa, Con ngựa chết trương, Ba vương ngũ đế, Bắt dế đi tìm, Ù à ù ập”. Hết bài, người kia cần nắm tay thật nhanh. Nếu bạn hát bị kẹp ngón tay sẽ bị thua cuộc.

#30. Thật hay giả

  • Số lượng: không giới hạn số lượng người khi tham gia tại trò chơi.
  • Dụng cụ: không cần phải chuẩn bị các dụng cụ.
  • Luật chơi: người chơi xếp thành vòng tròn, lần lượt nói một câu về cuộc đời mình, người khác sẽ đoán xem câu đó là thật hay là giả. Người nào đoán trúng sẽ được thưởng, người bị đoán sẽ phải chịu phạt.

5. Những lưu ý cần phải nhớ mỗi khi tổ chức team building học sinh

Để hoạt động được team building học sinh được thành công mỹ mãn, chắc hẳn quý vị không nên bỏ qua những lưu ý cơ bản như sau đây.

#1. Phải có sự đồng ý của cha mẹ các phụ huynh

  • Trước khi tổ chức các cuộc building cho học sinh, cần thông báo cho phụ huynh và xin được sự đồng ý của họ rồi mới bắt đầu chơi. Điều này sẽ giúp đảm bảo an ninh và an toàn cho học sinh khi tham gia các hoạt động này.

#2. Lựa chọn các hoạt động phù hợp với nhiều độ tuổi và sở thích của các học sinh

  • Để hoạt động team building học sinh trở nên thành công, cần phải có sự lựa chọn của các hoạt động phù hợp với nhiều độ tuổi và nhiều sở thích của học sinh. Ví dụ như sau, đối với học sinh tiểu học, các hoạt động trò chơi đơn giản như chạy nhanh, nhảy dây hoặc kéo co có thể phù hợp so với những hoạt động leo nút hay là trượt tuyết.
Lựa Chọn Các Hoạt Động Phù Hợp Với Nhiều Độ Tuổi Và Sở Thích Của Các Học Sinh
Lựa Chọn Các Hoạt Động Phù Hợp Với Nhiều Độ Tuổi Và Sở Thích Của Các Học Sinh

#3. Đảm bảo tính an toàn cho các em học sinh

  • An toàn là chủ yếu, đây là yếu tố quan trọng nhất trong các hoạt động team building học sinh. Cần phải đảm bảo rằng các hoạt động được tổ chức tại những địa điểm an toàn, các trang thiết bị sử dụng phải đảm bảo chất lượng và được bảo trì một cách thường xuyên.

#4. Đội ngũ huấn luyện viên có trình độ cao và kinh nghiệm

  • Cần phải tìm ra các đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, đầy kinh nghiệm và có khả năng giao tiếp với học sinh. Họ sẽ giúp cho học sinh hiểu và tham gia các hoạt động team building học sinh một cách hiệu quả nhất.

#5. Đánh giá và phản hồi

  • Sau khi đã hoàn toàn hoạt động, cần phải tiến hành đánh giá và phản hồi từ các học sinh và giáo viên. Điều này sẽ giúp cho các tổ chức hiểu hiểu rõ về những điểm cần phải cải thiện và áp dụng cho các hoạt động team building học sinh sau này.

Nguồn tham khảo về tổ chức hoạt động team building học sinh tại website:

6. Bò Cạp Vàng – Địa điểm tổ chức team building học sinh chuyên nghiệp

Bạn đang tìm kiếm địa điểm để tổ chức team building học sinh thì hãy liên hệ với khu du lịch Bò Cạp Vàng ngay:

  • Bò Cạp Vàng sẽ hỗ trợ cho bạn tiết kiệm thời gian quý báu trong việc lên kế hoạch và tổ chức chương trình team building học sinh.
  • Đội ngũ của Bliss Teambuilding có nhiều kinh nghiệm và luôn sáng tạo trong việc đưa ra các ý tưởng và kịch bản trò chơi phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Bò Cạp Vàng - Địa Điểm Tổ Chức Team Building Học Sinh Chuyên Nghiệp

  • Bò Cạp Vàng luôn mang đến những ý tưởng mới lạ và độc đáo chỉ dành riêng cho doanh nghiệp của bạn. Với Bliss Teambuilding bạn sẽ không bao giờ gặp phải sự trùng lặp với bất kỳ đơn vị nào khác trên thị trường.
  • Dịch vụ của Bliss Teambuilding đảm bảo chuyên nghiệp và chất lượng, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng và luôn chuẩn bị chu đáo để đảm bảo thành công cho mọi hoạt động team building học sinh của bạn.

7. Lời kết 

Trên đây là team building học sinh với những trò chơi mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bé có những hoạt động ngoài trời đầy sôi nổi và có thể rèn luyện bản thân. Mong rằng bài viết ở phía trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về những hoạt động của team building.

Nguồn tham khảo quangbinhtravel.vn, viet-power.vn, vietrektravel.com

5/5 - (2 bình chọn)

team building học sinh


Avatar Of Khu Du Lịch Bò Cạp Vàng

Khu Du Lịch Bò Cạp Vàng

Khu du lịch Bò Cạp Vàng tọa lạc tại ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ thành phố Hồ Chí Minh các bạn trẻ chỉ mất 1 giờ đi xe máy để đến Bò Cạp Vàng nên nơi đây là địa điểm được đại đa số các bạn trẻ lựa chọn khi muốn tìm đến một địa điểm thiên nhiên rộng lớn với các trò chơi vận động hấp dẫn như: bóng ném, tắm sông câu cá, chèo xuồng, đi xe đạp nước, nhảy cầu…. https://bocapvang.net/gioi-thieu/

Để lại bình luận

KDL Bò Cạp Vàng
Liên hệ Bò Cạp Vàng

Số 203, Ấp 3, Xã Phước Khánh, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

☏ Hỗ trợ kinh doanh: 0868.84.81.89

☏ Hỗ trợ Teambuilding: 0868.15.12.21

Bản đồ tới Bò Cạp Vàng: https://bocapvang.net/maps

Đặt vé online

    Vui lòng điền thông tin đặt chỗ trước. xin cảm ơn

    Social

    © KDL Bò Cạp Vàng được vận hành bởi

    • Chủ quản: Công Ty TNHH Bliss Hospitality.
    • Người đại diện: Nguyễn Thanh Sang
    • MST: 3603844009 cấp ngày 15/12/2021
    • Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng nai
    • Lĩnh vực: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
    Bò Cạp Vàng Thông báo website thương mại điện tử Bộ Công Thương
    Lên đầu trang