Skip to main content

Lăng Ông Bà Chiểu – Kiến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi

Lăng Ông Bà Chiểu - Công trình kiến trúc in dấu Sài Gòn

Lăng Ông Bà Chiểu là một công trình kiến trúc văn hóa lâu đời. Tuy đã tồn tại hơn 200 qua những vẫn giữ được nét cổ xưa và được công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc Gia vào gần cuối thế kỷ 20. Cùng khám phá về công trình kiến trúc Lăng Ông Bà Chiểu cùng Bò Cạp Vàng ngay nhé.

I. Lăng Ông Bà Chiểu nằm ở đâu?

✅ Địa chỉ ⭐1 đường Vũ Tùng, phường 3, quận Bình Thạnh
✅ Diện tích ⭐18.501 m² trên một gò đất cao
✅Xây dựng vào năm ⭐1914
✅ Thời gian mở cửa ⭐06:00–16:30

Lăng Ông Bà Chiểu hay còn tên khác là Lăng Ông Lê Văn Duyệt nằm ở số 1 đường Vũ Tùng, phường 3, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh nơi chốn du lịch tâm linh này còn có một khu chợ nổi tiếng lâu đời là chợ Bà Chiểu cũng có tuổi đời khá lâu. Vậy nên, mỗi lần nhắc đến Lăng Ông mọi người thường chợt nhớ đến chợ Bà Chiểu và không biết từ bao giờ mà cái tên gộp chung là Lăng Ông Bà Chiểu ra đời và được lưu truyền đến tận ngày nay.

Lăng Ông Bà Chiểu - Công trình kiến trúc in dấu Sài Gòn
Lăng Ông Bà Chiểu nằm ở đâu?

Lăng Ông Bà Chiểu – Biểu tượng kiến trúc gắn liền với lịch sử Sài Gòn Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những công trình kiến trúc lâu đời và đặc sắc của thành phố, với hơn 200 năm tuổi. Vị trí của lăng nằm tại giao điểm của các con đường Đinh Tiên Hoàng, Vũ Tùng, Phan Đăng Lưu và Trịnh Hoài Đức, tạo nên một khu vực giao thông nhộn nhịp xung quanh công trình này.

II. Giờ tham quan Lăng Ông Bà Chiểu

Lăng miếu được hoạt động từ 7:00 sáng cho đến 17:00 chiều nên du khách có thể sắp xếp công việc đến đây khám phá và tham quan vẻ đẹp của Lăng Ông Bà Chiểu và đến đây 1 lần để biết tại sao mà nơi đây lại được mọi người ca ngợi hết lời như vậy. Đây là một công trình đặc sắc của thành phố Hồ Chí Minh và là công trình kiến trúc đặc trưng nét văn hóa Sài Gòn xưa cũ.

Giờ tham quan Lăng Ông Bà Chiểu
Giờ tham quan Lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu là một ngôi miếu từ thời cổ xưa từ rất lâu đời đã có hàng trăm năm tuổi xung quanh có rất nhiều cây xanh thiên nhiên cao to. Cũng có rất nhiều người nhìn vào lầm tưởng đây là một công viên khá nhiều trải qua biết bao năm nên hiện nay không lấy gì làm lạ với sự lầm tưởng này.

Xem thêm bài viết sau: Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh – Nơi lưu giữ từng giai đoạn lịch sử oai hùng

III. Lịch sử hình thành Lăng Ông Bà Chiểu như thế nào?

Lịch sử hình thành của Lăng Ông Bà Chiểu chính là một câu chuyện mà chúng ta đáng để sưu tầm và tìm hiểu, đây là một quần thể khu đền và khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt cùng vợ của ông tên là bà Đỗ Thị Phận, với cái tên gọi chính xác của lăng là Thượng Công miếu. Tả quân là một trong những vị tướng quân oanh liệt, được lịch sử ghi lại rất có tài và công lớn bao la đối với triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Ông cũng đã từng trải qua hai đời nhà vua là vua Minh Mạng và triều đại vua Gia Long

Lịch sử hình thành Lăng Ông Bà Chiểu như thế nào?
Lịch sử hình thành Lăng Ông Bà Chiểu như thế nào?

Nhưng thời điểm vua Minh Mạng vào năm 1835 có biến xảy ra ở thành Phiên An, ông Lê Văn Duyệt bị buộc tội oan là che chở cho quân phỉ đảng gây nên loạn lạc lúc bấy giờ. Đến lúc ông mất, vua Minh Mạng đã tập hợp quân truy lùng và san bằng mộ và dựng bia đá khắc chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử”. Mãi về sau những năm 1841 của  thời vua Thiệu Trị ông mới được giải oan nhưng đã quá muộn cho sự việc này, trụ đá khắc chữ cũng được san bằng tất cả. Thay vào đó, mộ ông được đắp lại với quy mô lớn hơn. Đến năm 1848, lăng mộ của ông đã được xây hoàn thành.

Sau khi có Hội Thượng Công Quý Tế, miếu Lăng Ông Bà Chiểu trở thành nơi cúng tế hằng năm rất lớn. Và dần dần lăng được sửa chữa quy mô hoành tráng ngày càng khang trang và đẹp hơn như bây giờ. Sau những thăng trầm chịu nỗi oan ức bao năm, lăng Ông Bà Chiểu đã được công nhận là một di tích lịch sử cấp quốc gia. Vào thời Sài Gòn Gia Định, lăng Ông Lê Văn Duyệt là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng thu hút được nhiều khách du lịch đến viếng thăm và là biểu tượng của vùng đất này lúc ấy.

IV. Khi đến Lăng Ông Bà Chiểu được tham quan những gì?

#1. Kiến trúc Lăng Ông Bà Chiểu

Toàn bộ khu vực Lăng Ông Bà Chiểu nằm trong một khu đất rộng bao la với tổng diện tích gần 19.000m2. Thành bao quanh Lăng Ông Chợ Bà Chiểu dài khoảng 500m, và với chiều cao là 1.2m, có 4 cổng ra theo 4 hướng ra khác nhau với những con đường như là: Đinh Tiên Hoàng, Vũ Tùng, Trịnh Hoài Đức và Phan Đăng Lưu. Với ý tưởng kiến trúc xây dựng thời xưa và chiều dài đặc biệt ấn tượng, du khách khi đến đây đừng quên chụp hình ở Lăng Ông Bà Chiểu với các kiến trúc độc đáo và các bức tường thành dài nơi đây nhé.

Kiến trúc Lăng Ông Bà Chiểu
Kiến trúc Lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu đón chào bạn ở cổng Tam quan nằm ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Có dòng chữ Hán Việt được viết trên cổng và dịch ra là “Thượng Công miếu”, nghĩa của từ này là Thượng Công (một chức quan lớn thời xa xưa). Từ cổng Tam quan vào lăng sẽ qua một khu vườn cây cảnh sẽ vào khu vực lăng chính, với ba phần: nhà bia, lăng mộ, và miếu thờ.

#2. Nhà bia

Nhà bia là nơi để đặt bia đá ghi công anh dũng của Tả quân. Nơi này xây dựng được ví như một cung điện nhỏ, tường lát gạch bắt mắt và lợp ngói âm dương vô cùng tinh tế. Trên bia đá của ông được khắc chữ Hán “Lê công miếu bi” ca ngợi công lao vô cùng to lớn của vị tướng Lê Văn Duyệt đối với đồng bào nhân dân và triều đình. Trước bia đá được đặt một đôi hạc vàng cưỡi rùa mang tính chất gần gũi thân thiện với đời sống con người, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, giúp đỡ lẫn nhau giữa muôn loài.

Nhà bia
Nhà bia

#3. Lăng mộ

Lăng mộ là công trình kiến trúc được xây dựng đầu tiên tại Lăng Ông Bà Chiểu, vì thế đây cũng là nơi cổ xưa nhất. Nơi đây gồm hai phần mộ song táng Tả quân bên phải hướng nhìn từ nhà bia nhìn vào và vợ ông là bà Đỗ Thị Phận nằm phía bên trái. Mộ Lăng Ông Bà Chiểu được gọi là mộ quy, vì ngôi mộ này có hình dáng như con rùa đang nằm nghỉ. Bao quanh mộ là bức tường dày bằng đá ong với kiểu dáng độc lạ thông ra sân thắp nhang đèn.

#4. Miếu thờ

Khu miếu thờ là khu vực sinh hoạt tín ngưỡng linh thiêng của mọi người trong việc thờ cúng ông tướng Lê Văn Duyệt. Với kỹ năng chạm khắc đá, chạm khắc đồ gỗ, khắc sành sứ vô cùng độc đáo, khu miếu thờ được du khách chấm điểm là nơi đẹp nhất trong toàn bộ khuôn viên Lăng Ông Bà Chiểu.

Miếu thờ gồm 3 phần: chính điện, trung điện và tiền điện. Mỗi điện đền thờ cách nhau bởi một cái giếng trời. Đi sâu vào khu vực chính điện có một nơi dựng lại khung cảnh sống bình yên của Tả quân thời ấy. Tuy nhiên, chỉ những người có phận sự mới được bước vào những khu vực này để thực hiện các nghi lễ của lăng.

Miếu thờ 
Miếu thờ

#5. Xin xăm

Xin xăm Tả quân là một trong những hình thức phổ biến ở nước ta, bên cạnh việc xin xăm Quan Âm hay xin xăm Quán Thánh là xin thiên về tài lộc. Làm ăn thì xin xăm Tả quân là xin về sức khỏe, bệnh tật, nên thường hay được gọi là xin “xăm thuốc”.

Nơi xin xăm: khu nhà Hương, Tây điện hoặc Trung điện của Lăng Ông Bà Chiểu. Trong đó, nhà Hương là khu vực được đặt nhiều ống xăm nhất trong lăng.

Cách xin xăm:

  • Quỳ gối xuống, chắp hai tay thành tâm khấn để xin xăm. Trong khi xin xăm nói rõ về lý lịch như họ tên, ngày tháng năm sinh và nơi ở.
  • Sau khi xin xăm để thể hiện sự tôn kính thì vái lạy 3 lần rồi mới đi rút quẻ xăm, khi rút xăm chỉ rút 1 thẻ.
  • Số được viết theo thứ tự trên mỗi thẻ xăm, đi kèm thẻ xăm là một bài thơ có luôn phần dịch nghĩa về sức khỏe và bệnh tật. Phần dịch nghĩa rất dễ hiểu, tuy nhiên để hiểu trọn vẹn ý nghĩa của thẻ xăm mình xin được, bạn có thể đến thỉnh giáo sư trụ trì của lăng.

V. Thời gian diễn ra lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu

Thời gian diễn ra lễ hội kéo dài từ ngày 29 tháng 7 đến hết  ngày 2 tháng 8 âm lịch hằng năm, tại Lăng Ông Bà Chiểu sẽ diễn ra lễ giỗ tướng Lê Văn Duyệt vô cùng lớn và long trọng. Sự kiện này thu hút đông đảo không chỉ người địa phương mà đông đảo du khách xa cũng về dự lễ hội này. Mọi người về đây để cầu bình an, sức khỏe cho bản thân, gia đình mình và tình duyên đôi lứa.

Thời gian diễn ra lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu
Thời gian diễn ra lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu

Dịp lễ cũng là cơ hội để các bạn trẻ có cơ hội chụp những bức ảnh sống ảo thật đẹp tại đây, đặc biệt là chụp hình ở Lăng Ông Bà Chiểu với phong tục Việt Nam chính là áo dài. Khối kiến trúc cổ xưa tại lăng tạo nên tôn vinh lên vẻ đẹp của áo dài truyền thống.

Xem thêm bài viết sau: Top 16 ngôi chùa lớn ở TPHCM, nổi tiếng và thiêng liêng

VI. Khi tham quan Lăng Ông Bà Chiểu cần lưu ý những gì?

Dù ghé thăm bất cứ địa điểm tham quan du lịch tâm linh nào nói chung hay Lăng Ông Bà Chiểu nói riêng thì bạn cần phải lưu ý một số điều như sau.

  • Chuẩn bị đồ cúng bình thường và đơn giản, không nên quá cầu kỳ và phức tạp.
  • Vì đây là nơi thờ cúng linh thiêng nên hạn chế mặc váy, áo có cổ rộng hay hở hang, nên chọn những bộ đồ lịch sự gọn gàng mắc sắc trang nhã
  • Tuy nhiên bạn có lễ lựa chọn trang phục như áo dài truyền thống và những chiếc váy dài nếu bạn muốn có những tấm ảnh kỷ niệm đẹp khi đến đây.
  • Vì đây là nơi thanh tịnh nên hãy đi nhẹ nói khẽ tránh ảnh hưởng nơi đây và các du khách xung quanh
  • Nên để chế độ điện thoại im lặng và không gây ồn ào.
  • Không được tùy tiện chạm vào bất cứ đồ vật gì trong lăng miếu vì đây là nên linh thiêng tránh những tình huống không may xảy ra

Lăng Ông Bà Chiểu là một điểm đến lý tưởng cho gia đình cầu bình an, may mắn và sức khỏe. Hãy ghé thăm địa danh “nức tiếng” này khi đến với thành phố Hồ Chí Minh bạn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Khu Du Lịch Bò Cạp Vàng

Khu du lịch Bò Cạp Vàng tọa lạc tại ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ thành phố Hồ Chí Minh các bạn trẻ chỉ mất 1 giờ đi xe máy để đến Bò Cạp Vàng nên nơi đây là địa điểm được đại đa số các bạn trẻ lựa chọn khi muốn tìm đến một địa điểm thiên nhiên rộng lớn với các trò chơi vận động hấp dẫn như: bóng ném, tắm sông câu cá, chèo xuồng, đi xe đạp nước, nhảy cầu…. https://bocapvang.net/gioi-thieu/

Để lại bình luận